Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh hiếu khí cho hệ thống xử lý nước thải

Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh hiếu khí cho hệ thống xử lý nước thải

17/12/2019 14:45

Bùn vi sinh là một trong những thành phần quan trọng đối với hiệu quả của quá trình xử lý nước thải sử dụng bể MBBR, aerotank…

Bùn vi sinh về mặt bản chất nó là một quần thể các vi sinh vật, khi quần thể này được đưa vào nước thải với một công thức và liều lượng nhất định, vi sinh vật sẽ phân hủy các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải, sử dụng nó kết hợp cùng oxy để thúc đẩy quá trình phân bào nhờ đó nước thải được làm sạch.
Chính vì sự ảnh hưởng mang tính chất quyết định của bùn vi sinh đối với hệ thống xử lý nước thải mà việc nuôi bùn vi sinh trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. 

huong-dan-nuoi-bun-vi-sinh-hieu-khi-cho-he-thong-xu-ly-nuoc-thai-1Nuôi bùn vi sinh hiếu khí cho hệ thống xử lý nước thải (Ảnh minh họa: Nhà máy XLNT KCN Đồng Văn IV, Hà Nam)

Để quá trình nuôi bùn vi sinh diễn ra thuận lợi, chúng ta cần chuẩn bị các công đoạn thật tốt như sau:
– Tính toán chính xác và chuẩn bị một lượng bùn cần thiết cho hệ thống;
– Chuẩn bị tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết nhất để phục vụ cho quá trình nuôi cấy (Có thể sử dụng mật gỉ đường hoặc cám cò để làm nguồn thức ăn cho vi sinh);
– Kiểm tra và đảm bảo cho tất cả các thiết bị hoạt động tốt (bao gồm bơm, máy thổi khí để cấp oxy, hệ thống điện, bể chứa…).

Thông thường, trong thành phần nước thải đã có sẵn vi sinh vật, nếu cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxy và cân bằng độ pH tốt thì quần thể sinh vật này sẽ phát triển được. Tuy nhiên, với phương pháp này sẽ rất tốn kém về chi phí và thời gian, vì vậy chúng ta có thể tận dụng lượng bùn từ các hệ thống xử lý nước thải tương tự để tái sử dụng. Loại bùn này thường có hoạt tính rất cao nên việc nuôi cấy và phát triển đơn giản, nhanh và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều do hệ vi sinh vật đã phát triển hoàn thiện.
Cách nuôi bùn:
Ở giai đoạn ban đầu chúng ta phải cho bùn vi sinh thích nghi từ từ với nồng độ và tính chất của nước thải. Để giảm thiểu tối đa hiện tượng bị sốc tải, chỉ nên chạy tải khoảng 30% lưu lượng, sau đó sẽ tăng dần công suất đến khi chỉ số bùn đạt được trong khoảng từ 200 ml/l đến 300ml/l
Trong suốt giai đoạn nuôi cấy, cần phải đảm bảo hệ thống phân phối khí cung cấp oxy liên tục không gián đoạn, phân tán đồng đều trong toàn bộ bể nuôi để tạo điều kiện tiếp xúc tốt nhất giữa bùn hoạt tính và nước thải. Chất dinh dưỡng để làm nguồn thức ăn ban đầu cũng cần được thêm vào theo lượng tăng dần tới khi sinh quần thể sinh vật này phát triển tốt và thích nghi hoàn toàn với tính chất của nước thải thì tiến hành chạy hệ thống với lưu lượng từ 20, 50, 75 và 100% (Lưu ý là hệ thống phải chạy liên tục, không ngắt quãng trong giai đoạn này).

Một vài thông số cần lưu ý và kiểm soát trong suốt quy trình nuôi cấy bùn vi sinh:
– Yêu cầu tiên quyết là độ pH cần phải duy trì trong khoảng từ 6.5-8.8;
– Điều kiện hoạt động của bùn hiếu khí bắt buộc phải có sự góp mặt của oxy liên tục, vì vậy thống số “DO” cần được kiểm soát tốt và phải luôn duy trì trong khoảng từ 2 đến 4mg/l. Để kiểm soát thông số này, chúng ta có thể sử dụng đầu dò DO để đo nồng độ oxy.
– Nhiệt độ không ổn định, tăng giảm quá đột ngột sẽ là điều bất lợi cho quần thể vi sinh. Nếu nhiệt độ trong nước vượt quá 40oC, vi sinh sẽ bị chết. nhiệt độ tăng cao sẽ làm giảm độ hòa tan của oxy trong nước, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa. Quá trình chuyển hóa này lại cần thêm oxy hòa tan nên tốc độ tiêu thụ DO cũng sẽ tăng lên. Do đó, cần phải duy trì nhiệt độ giao động trong khoảng 20-30oC là tốt nhất;
– Chất dinh dưỡng cung cấp vào hệ thống cũng cần đảm bảo đúng tỉ lệ, ngoài chất dinh dưỡng ra thì các nguyên tố khác như lưu huỳnh, kali, magie, canxi, natri, clo, sắt, kẽm… cũng là các nguyên tố rất cần thiết cho hệ vi sinh vật phát triển. Chất dinh dưỡng thêm vào cần tuân thủ tỷ lệ sau: BOD:N:P = 100:5:1;
– Phải luôn luôn duy trì sự tuần hoàn bùn hoạt tính trong suốt thời gian diễn ra trong hệ thống. Nếu tốc độ tuần hoàn thấp bể sẽ rất dễ xảy ra tình trạng quá tải thủy lực và làm giảm thời gian thông khí. Vì vậy cần thiết phải đảm bảo được nồng độ và tốc độ tuần hoàn của bùn vi sinh.
Quá trình nuôi cấy vi sinh cũng không thể tránh khỏi các rủi ro và sự cố. sau đây chúng ta cùng điểm qua một vài sự cố có thể phát sinh trong quá trình nuôi cấy và cách khắc phục.
Sự cố nổi bọt: Do lượng bùn trong bể quá ít dẫn đến nồng độ các chất hữu cơ vượt quá ngưỡng xử lý của vi sinh. Đây là hiện tượng sốc tải của vi sinh vật. Cách khắc phục cho sự cố này là kiểm tra kỹ lưỡng tính chất của nước thải đầu vào và bổ sung thêm bùn hoạt tính để đảm bảo đúng tỉ lệ.
Sự cố nổi bùn trong bể lắng: Hiện tượng này xảy ra có thể do quá trình thông khí quá mức hoặc do quá trình khử nitrat hóa gây ra. Bùn nổi thành từng tảng hoặc từng cục có màu nâu hoặc đen. Cách khắc phục với hiện tượng bùn nổi nếu do khử nitrat hóa là tăng tốc độ tuần hoàn bùn vi sinh, điều chỉnh và đảm bảo bùn luôn mới để hạn chế quá trình khử nitrat. Nếu do thông khí quá mức thì khắc phục bằng cách giảm thông khí;

Thực tế, quy trình nuôi bùn vi sinh hiếu khí cần tuân thủ chặt chẽ theo các bước. Cần phân tích, tính toán thành phần nước thải thật chính xác và đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, nồng độ oxy theo một công thức nhất định. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích với các anh chị em đang phụ trách hệ thống xử lý nước thải trong việc nuôi bùn vi sinh.

Nguồn: Tổng hợp

CÔNG TY TNHH ECOBA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
Địa chỉ: Tầng 5, Udic Complex, Hoàng Đạo Thúy, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline tư vấn: 0901 68 77 88 / 08 8899 0789 / 08 9999 0789
Dịch vụ O&M: 0918 620 467
Email: sales-ent@ecoba.com.vn
Website: https://www.ecobaent.vn/
Youtube chanel: https://www.youtube.com/channel/UCb_b6hk92T00nkHcQpzqTjA



Tin tức khác


Xử lý nước thải sinh hoạt tại các đô thị, khu dân cư tập trung được quy định như thế nào?

Những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa nhanh. Tuy nhiên, việc đầu tư vào hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị nói chung và hệ thống cấp thoát nước đô thị nói riêng ở nước ta còn nhiều hạn chế.