Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn GMP cho sản xuất dược phẩm

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn GMP cho sản xuất dược phẩm

14/02/2025 13:56

Trong ngành dược phẩm, nước sạch là nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong sản xuất dược phẩm và đóng vai trò quyết định đối với chất lượng và sự an toàn của từng sản phẩm. Do vậy các doanh nghiệp dược phẩm bắt buộc phải xử lý nguồn nước cấp đầu vào để không gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vậy tiêu chuẩn nước cấp cho hoạt động sản xuất dược phẩm là gì? Và quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn dành cho ngành dược phẩm ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông tin tại bài viết do Ecoba ENT tổng hợp dưới đây.

Tại sao cần xử lý nước cấp cho sản xuất dược phẩm

Nước sạch là một trong những thành phần quan trọng nhất trong sản xuất dược phẩm, đóng vai trò then chốt trong nhiều công đoạn từ pha chế, sản xuất đến đóng gói sản phẩm. Chất lượng nước ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của thuốc. 

Nguồn nước được sử dụng để cung cấp cho ngành dược phẩm thường đến từ các nguồn:

– Nước ngầm

– Nước từ các nhà máy cấp nước sạch trên địa bàn.

Nguồn nước ngầm thường có đặc trưng là chứa nhiều chất hòa tan, chủ yếu là mangan, canxi, magie trong khi nước sạch từ các nhà máy nước cấp nhiều khi có chất lượng chưa đảm bảo cho hoạt động sản xuất, do vậy các doanh nghiệp dược phẩm bắt buộc phải xử lý nguồn nước đầu vào để loại bỏ tạp chất hoặc vi sinh vật gây ảnh hưởng đến chất lượng dược phẩm.

Nước sạch là một trong những thành phần quan trọng nhất trong sản xuất dược phẩm

Phân loại nước cấp dùng trong ngành dược phẩm

Thông thường nước dùng trong ngành dược phẩm được phân thành 4 loại cho các mục đích sử dụng khác nhau:

– Nước sinh hoạt: Sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như nhà ăn, nhà vệ sinh, tưới cây…

– Nước khử khoáng: Nước đã loại bỏ các khoáng chất, được sử dụng trong lò hơi, nồi hấp tiệt trùng, súc rửa dụng cụ…

– Nước tinh khiết: Nước đã qua xử lý sâu, loại bỏ các tạp chất, vi sinh vật, được sử dụng để pha chế các chế phẩm không yêu cầu vô khuẩn.

– Nước cất: Nước có độ tinh khiết cao nhất, được sản xuất bằng phương pháp chưng cất, sử dụng trong các công đoạn sản xuất đòi hỏi độ tinh khiết tuyệt đối.

Tiêu chuẩn nước cấp cho hoạt động sản xuất dược phẩm

Nguồn nước dùng trong dược phẩm là nước có chất lượng tương đương với nước cất 1 lần hoặc 2 lần. Hiện nay Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn nước cấp cho hoạt động sản xuất dược phẩm theo tiêu chuẩn GMP. GMP (Good Manufacturing Pratice) là hệ thống các tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt dùng để kiểm soát chất lượng được áp dụng trong các nhà máy dược phẩm, nhằm đảm bảo các sản phẩm thuốc được sản xuất trong điều kiện an toàn.

Cụ thể tiêu chuẩn nước cấp cho hoạt động sản xuất dược phẩm theo tiêu chuẩn GMP như sau:

GMP là một tiêu chuẩn rất khắt khe, đòi hỏi khi thiết kế hệ thống xử lý nước cấp phải cân nhắc kỹ lưỡng trong vấn đề lựa chọn công nghệ.

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn GPM cho hoạt động sản xuất dược phẩm

Tùy theo chất lượng nước đầu vào, yêu cầu chất lượng nước đầu ra, công suất sử dụng và điều kiện thực tế của địa phương sẽ lựa chọn phương pháp công nghệ xử lý nước cấp phù hợp.

Để đảm bảo chất lượng nước, tất cả thiết kế phải tập trung giải quyết các vấn đề:

– Loại bỏ tối đa các chất hòa tan trong nước (hạ độ dẫn điện đến mức thấp nhất có thể). Quá trình này được gọi là khử khoáng cho nước.

– Diệt khuẩn cho nước

Để đáp ứng nhu cầu nước sạch cho ngành dược, nước thường được xử lý bằng công nghệ xử lý nước cấp RO. Đây được xem là công nghệ xử lý nước cấp hiệu quả và phù hợp với ngành sản xuất dược phẩm, giúp loại bỏ được hơn 99% các tạp chất, virus, vi khuẩn… để không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

– Nước nguồn sau khi được xử lý sơ bộ (loại bỏ tạp chất, kim loại nặng, cặn lư lửng, cân bằng độ pH…) sẽ được bơm qua thiết bị xử lý than hoạt tính và thiết bị làm mềm nước.

– Sau khi trải qua bước tiền xử lý, nước sẽ được dẫn đến các thiết bị làm mềm nước. Trong cột lọc chứa các hạt cation có chức năng làm mềm nước để khử các ion Ca2+, Mg2+. Sau đó nước được dẫn đến hệ thống lọc tinh, trong cột lọc chứa các lỗi lọc giúp loại bỏ tất cả cặn bẩn có kích thước lớn hơn 5 micro. Kết thúc quá trình này, nước sẽ được đưa vào bồn chứa.

– Tại bồn chứa, một phần nước sẽ tiếp tục được bơm cao áp để vào thiết bị thẩm thấu ngược RO, còn phần nước chứa các tạp chất sẽ bị loại bỏ. Màng lọc có nhiệm vụ loại bỏ hoàn toàn các ion kim loại nặng, các tạp chất nhỏ nhất còn sót lại để cho ra nguồn nước có độ tinh khiết cao, có thể sử dụng để sản xuất dược phẩm. Đây cũng là giai đoạn cuối cùng của hệ thống xử lý nước cấp bằng công nghệ RO, nước sẽ đi qua hệ thống siêu lọc để triệt để xử lý những con vi khuẩn còn sót lại và xác vi khuẩn bằng tia UV.

Ecoba ENT được biết đến là nhà thầu chuyên nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chuyên cung cấp các giải pháp xử lý nước thông minh (nước cấp, nước thải và nước tái sử dụng) với dịch vụ trọn gói từ tư vấn, thiết kế đến thi công, vận hành và bảo trì, đã thực hiện nhiều công trình xử lý nước cấp có quy mô lớn, tiêu biểu có thể kể đến như: KCN Yên Mỹ II, tổng công suất 24.000 m3/ngày đêm; KCN Nam Sơn – Hạp Lĩnh, tổng công suất 19.000 m3/ngày đêm; KCN Quang Châu, công suất 12.000 m3/ngày đêm và gần đây nhất là Nhà máy xử lý nước cấp KCN VSIP Bắc Ninh II, công suất 9.500 m3/ngày đêm.

Ecoba ENT là nhà thầu của nhiều dự án xử lý nước cấp công suất lớn (Hình ảnh: Nhà máy xử lý nước cấp KCN VSIP Bắc Ninh II)

Quy trình xử lý nước cấp cho tất cả các ngành, dự án mà Ecoba ENT làm nhà thầu luôn đảm bảo các yếu tố: 

– Chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn yêu cầu cho hoạt động sản xuất.

– Vận hành dễ dàng, liên tục, không gián đoạn.

– Tiết kiệm chi phí vận hành

Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về hệ thống xử lý nước cấp cho ngành dược phẩm nói riêng cũng như các ngành công nghiệp đặc thù khác, Ecoba ENT để được tư vấn, thiết kế và lắp đặt hệ thống hiệu quả nhất.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về hệ thống xử lý nước cấp hoặc tư vấn về môi trường, xin vui lòng liên hệ Ecoba ENT số hotline: 0901 68 7788 | 08 8899 0789 | 0928 469 777.



Tin tức khác