Nước thải sau khi qua giai đoạn xử lý cơ học được đưa tiếp qua hệ thống xử lý hóa lý, hoặc xử lý sinh học, hoặc xử lý kết hợp hóa lý – sinh học tùy thuộc tính chất nước thải trong quá trình vận hành. Hãy cùng Công ty TNHH Ecoba Công nghệ Môi trường (Ecoba ENT) tìm hiểu về một số quy trình công nghệ xử lý nước thải cho những ngành đặc thù như làng nghề, dệt nhuộm, thuộc da… tại bài viết dưới đây.
Ngành dệt nhuộm là một trong những ngành có truyền thống lâu đời. Đây là ngành mang lại nhiều lợi ích kinh tế nhưng cũng gây ô nhiễm môi trường nặng nề do trong thành phần nước thải có chứa nhiều loại hóa chất động hại như phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất tạo môi trường, hồ, men, chất oxi hóa.
Nước thải nhuộm bao gồm các loại chính:
– Nước thải phẩm nhuộm hoạt tính
– Nước thải phẩm nhuộm sunfua
– Nước thải tẩy
Sơ đồ quy trình công nghệ tổng quát xử lý nước thải dệt nhuộm. Nguồn: Khoa Môi trường – ĐHBK Hồ Chí Minh
Nước thải thuộc da chứa nhiều hóa chất tổng hợp như thuốc nhuộm, dung môi hữu cơ, hàm lượng TS, độ màu, chất rắn lơ lửng SS, chất hữu cơ cao.
Đặc tính của nước thải thuộc da. Nguồn: Khoa Môi trường – ĐHBK Hồ Chí Minh
Nhìn chung nước thải thuộc da phức tạp do đặc tính của nó là tập hợp của nhiều dòng thải có tính chất khác nhau, có thể phản ứng với nhau. Các dòng thải mang tính kiềm là nước thải từ công đoạn hồi tươi, ngâm vôi, khử lông. Nước thải của công đoạn làm xốp, thuộc mang tính axit. Do đó, khi xử lý nước thải cần phải phân riêng dòng thải trước khi xử lý chung, cụ thể là tách riêng dòng ngâm vôi chứa sunfit và dòng thải thuộc da chứa Crom. Bên cạnh đó, COD của nước thải khá cao, tỷ lệ BOD/COD lớn, có thể áp dụng biện pháp xử lý sinh học. Tuy nhiên, cần tiến hành xử lý hóa lý (keo tụ – tạo bông) nhằm loại SS và các chất độc hại trước khi vào công trình xử lý sinh học.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải thuộc da được đề xuất như sau:
Quy trình công nghệ xử lý nước thải thuộc da. Nguồn: Khoa Môi trường – ĐHBK Hồ Chí Minh
Xem thêm: Công nghệ sinh học Yếm khí – Thiếu khí – Hiếu khí (A2O/ AO/ O)
Nước thải được phân thành 2 dòng:
– Dòng thải chứa Crom: Theo hệ thống thoát nước riêng đi qua song chắn rác thô để loại cặn bẩn, đưa thẳng đến bể tiếp nhận, trộn với FeSO4 để khử Cr6+ thành Cr3+ và NAOH để tăng pH tạo môi trường kiềm. Từ đây, nước thải được đưa vào bể lắng nhằm loại kết tủa Cr(OH)3. phần nước trong được đưa qua bể điều hòa để tiếp tục được xử lý.
– Dòng thải khác: Được đưa qua song chắn rác để loại bỏ thịt mỡ và được đưa trực tiếp đến bể điều hòa. Ở đây, nước thải ngâm vôi có hàm lượng sunfit không cao nên có thể nhập chung vào các dòng thải khác để xử lý.
Ở bể điều hòa, tiến hành hòa trộn 2 dòng thải và sục khí oxy hóa sunfit thành sunphat và điều hòa chất lượng nước thải. Tiếp theo nước thải được đưa vào bể keo tụ tạo bông với chất keo tụ là phèn nhôm để khử SS. Hiệu quả của quá trình này là SS giảm trên 90%, COD giảm 50-65%. Nước thải tự chảy sang bể aerotank. Ở đây, các vi sinh hiếu khí sẽ phân hủy chất hữu cơ có trong nước thải. Sau thời gian lưu nước ở bể bùn hoạt tính, nước được đưa qua bể lắng 2 để tách bùn ra khỏi nước.
Phần bùn từ các bể lắng đợt 1, đợt 2 sẽ được dẫn ra sân phơi bùn. Bùn sau khi phơi được thải bỏ, phần nước tách bùn sẽ quay trở lại bể điều hòa.
Nước thải sản xuất bún thường có màu trắng đục, chứa nhiều tinh bột và chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Khi thải trực tiếp ra môi trường, nước thải sẽ làm cản trở quá trình lọc tự nhiên. Nước để lâu ngày, sẽ xảy ra quá trình phân hủy sinh học kỵ khí, gây mùi hôi thối.
Do thành phần chủ yếu của nước thải sản bún là tinh bột, các chất hữu cơ dễ phân hủy nên sử dụng phương pháp sinh học sẽ phù hợp.
Phương pháp xử lý sinh học được dùng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như một số thành phần ô nhiễm vô cơ khác như Nito, amoni, H2S…Phương pháp dựa trên hoạt động vi sinh vật, vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn và phát triển.
Các thông số nồng độ ô nhiễm trong nước thải sản xuất bún. Nguồn: Khoa Môi trường – ĐHBK Hồ Chí Minh
Xử lý sinh học hiếu khí: Gồm có xử lý theo phương pháp sinh trưởng dính bám và sinh trưởng lơ lửng. Trong các hệ thống xử lý nước thải hiện nay, người ta thường áp dụng quá trình sinh học lơ lửng có sục khí. Công nghệ được ưa chuộng nhất là aerotank. Quá trình xử lý sinh học hiếu khí trong nước gồm 3 giai đoạn, đó là oxy hóa các chất hữu cơ, tổng hợp tế bào mới và phân hủy nội bào. Các quá trình xử lý sinh học hiếu khí có thể xảy ra ở điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo.
Xem thêm: Công nghệ xử lý sinh học với giá thể di động (MBBR)
Trên đây là một số quy trình xử lý nước thải cho các ngành đặc thù như dệt nhuộm, thuộc da, làng nghề sản xuất bún…. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm về công nghệ xử lý nước thải dành riêng cho các ngành đặc thù cũng như cần tư vấn về lĩnh vực môi trường, vui lòng liên hệ Ecoba ENT qua hotline: 0901 68 77 88 – 08 8899 0789 – 08 9966 0789.
Nguồn: Tổng hợp
Những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa nhanh. Tuy nhiên, việc đầu tư vào hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị nói chung và hệ thống cấp thoát nước đô thị nói riêng ở nước ta còn nhiều hạn chế.