Công nghệ và quy trình xử lý nước cấp phổ biến dành cho sản xuất

Công nghệ và quy trình xử lý nước cấp phổ biến dành cho sản xuất

10/10/2024 15:49

Sự phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi ngày càng lớn đối với việc sử dụng nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất. Sự thách thức rất lớn đặt ra hiện nay là đảm bảo sự cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất, kiểm soát ô nhiễm môi trường nước cũng như phát triển nguồn nước mới. Hãy cùng đọc bài viết về công nghệ và quy trình xử lý nước cấp phổ biến dành cho sản xuất do Ecoba ENT thực hiện dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết. 

Phân loại nguồn nước cấp

Nước cấp được khai thác từ các nguồn nước thiên nhiên (thường gọi là nước thô) là nước mặt, nước ngầm và nước biển.

  • Nước mặt bao gồm các nguồn nước trong các hồ chứa, sông suối. Do kết hợp các dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí nên đặc trưng của nước mặt là:

– Chứa khí hòa tan, đặc biệt là oxy
– Chứa nhiều chất rắn lơ lửng (riêng trường hợp nước trong hồ, chứa ít chất rắn lơ lửng và chủ yếu ở dạng keo)
– Có hàm lượng chất hữu cơ cao
– Có sự hiện diện của nhiều loại tảo

Tùy thuộc đặc tính của từng loại nước thô khác nhau sẽ có công nghệ và quy trình xử lý phù hợp (Nguồn ảnh: Nhà máy xử lý nước cấp KCN Yên Mỹ II)

  • Nước ngầm được khai thác từ các tầng chứa dưới đất. Chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua. Do vậy nước chảy qua các địa tầng chứa cát hoặc granit thường có tính axit và chứa chất khoáng. Khi chảy qua địa tầng chứa đá vôi, nước thường có độ kiềm bicabonat khá cao. Ngoài ra, các đặc trưng chung của nước ngầm là:

– Độ đục thấp
– Nhiệt độ và thành phần hóa học tương đối ổn định
– Không có oxy, nhưng có thể chứa nhiều khí H2S, CO2
– Chứa nhiều chất khoáng hòa tan, đáng kể đến là sắt, mangan, fluor
– Không có sự hiện diện của vi sinh vật

  • Nước biển thường có độ mặn rất cao. Hàm lượng muối trong nước biển thay đổi tùy theo vị trí địa lý như: khu cửa sông, gần hay xa bờ. Ngoài ra nước biển thường có nhiều chất lơ lửng, chủ yếu là các phiêu sinh động – thực vật.

Dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp

Quá trình xử lý nước phải trải qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn được thực hiện trong các công trình đơn vị khác nhau. Tập hợp các công trình đơn vị theo trình tự từ đầu đến cuối gọi là dây chuyền công nghệ xử lý nước. Căn cứ vào các chỉ tiêu phân tích của nước nguồn, yêu cầu chất lượng nước sử dụng có thể xây dựng được các sơ đồ công nghệ xử lý khác nhau.

Hiện tại, nhà thầu Ecoba ENT ứng dụng công nghệ xử lý nước thô bằng quá trình cơ học và hoá lý. Đây là phương pháp đã và đang được áp dụng rất nhiều ở nhà máy xử lý nước cấp, đảm bảo hiệu quả xử lý cũng như đơn giản hoá hệ thống và quá trình vận hành, giúp xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm có trong nguồn nước thô đầu vào như: Coliform, Arsenic, Clo dự tự do, độ đục, màu sắc, mùi vị, pH, Nito, Amoni, chỉ số Pecmanganat, Nitrat, kim loại nặng…

Công nghệ xử lý nước cấp phổ biến cho sản xuất

Quy trình xử lý nước cấp bằng quá trình cơ học và hóa lý bao gồm 4 giai đoạn:

– Xử lý sơ bộ
– Xử lý hoá lý
– Xử lý hoàn thiện
– Xử lý bùn

Quy trình công nghệ xử lý nước cấp được Ecoba ENT áp dụng tại Nhà máy xử lý nước cấp KCN VSIP Bắc Ninh II

Giai đoạn xử lý sơ bộ

Giai đoạn này giúp lắng cặn, tách rác trước khi đi vào các công đoạn xử lý phía sau.

– Với thời gian lưu trên 24h, Hồ sơ lắng sẽ lưu chứa nước thô, lắng sơ bộ, ổn định lưu lượng nước vào, dự trữ nguồn cấp đầu vào khi đến điểm khai thác gặp sự cố.

– Sau đó, nước vào trạm bơm thông qua van cửa phai

– Song chắn rác đặt ở đầu vào trạm bơm hồ sơ lắng sẽ giữ lại rác thải kích thước lớn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của các loại rác thải này tới các công đoạn xử lý phía sau.

Rác thải sẽ được thu gom, vận chuyển và đem đi chôn lấp hợp vệ sinh.

Giai đoạn xử lý hoá lý

– Nước từ trạm bơm hồ sơ lắng tiếp tục được bơm lên hệ dàn mưa trên mặt bể làm thoáng. Phía dưới bể bố trí hệ phân phối khí thô, phía cuối bể bố trí hệ quan trắc chỉ tiêu PH. Tại bể này, hóa chất NaOH được châm vào để nâng pH chuyển amoni thành dạng khí, NaOH và axit cũng giúp diều chỉnh PH về giá trị thích hợp để chuẩn bị cho phản ứng keo tụ tạo bông.

– Tại bể keo tụ, hóa chất FeCl3 hoặc hóa chất keo tụ gốc sắt như Polytetsu được châm vào để thực hiện quá trình keo tụ, sau đó nước tiếp tục chảy sang bể tạo bông

Quá trình tạo bông gắn với việc thêm các polymer để kết các hạt nhỏ, đã được trung hòa lại thành khối lớn hơn để chúng có thể được tách ra một cách dễ dàng khỏi nước.

Cả 2 quá trình keo tụ – tạo bông được kiểm soát bởi bơm định lượng với nồng độ hóa chất được tính toán trước. Sau đó, nước tiếp tục chảy tràn sang bể lắng lamen. Tại đây, các hạt lơ lửng kích thước lớn sẽ tự động rơi vào ngăn chứa bùn phía dưới, các bông cặn có khối lượng đủ lớn sẽ thắng được động lực của dòng nước thì bông cặn sẽ rơi xuống vùng lắng, từ đó lượng bùn cặn sẽ được xả theo chu kỳ.

Nước sau lắng, chảy ra bể lọc rửa giúp làm sạch chất lơ lửng triệt để trong nước. Tại đây xảy ra 2 trường hợp:

– Nếu nước đầu vào nito cao thì nước sau bể lọc tự rửa được dẫn tới cụm xử lý tháp hấp phụ than hoạt tính, oxy hóa Clo.

– Trường hợp trong nước đầu vào Nito đã đạt chuẩn thì nước sau bể lọc tự rửa dẫn tới bể khử trùng.

Bể trung gian: Có chức năng chứa nước sau lọc Từ đây nước được bơm lên tháp hấp phụ than hoạt tính để giữ lại Nitrat trong nước đồng thời xử lý triệt để các chất hữu cơ có trong nước.

Video thuyết minh công nghệ tại Nhà máy xử lý nước cấp KCN VSIP Bắc Ninh II

Giai đoạn 3: Xử lý hoàn thiện

Tại bể khử trùng: Nước đầu ra được khử trùng bằng khí clo, sau đó nước chảy sang bể chứa nước sạch để lưu chứa phục vụ phân phối tới mạng cấp nước. Tại đây, thiết bị quan trắc sẽ kiểm soát các chỉ tiêu Amoni, pH, Clo. Đặc biệt, được thiết kế kết hợp với ngăn chứa nước PCCC với thời gian chữa cháy liên tục 3 giờ cho 01 đám cháy.

Ngoài ra, Trạm bơm cấp 2 được bố trí các bơm ly tâm trục ngang để bơm nước cấp ra mạng lưới.

Giai đoạn 4: Xử lý bùn

Toàn bộ bùn từ bể lắng lamen, cặn từ quá trình rửa lọc được đưa về bể nén bùn. Tại đây bùn được nén giảm thể tích. Dưới tác động của trọng lực, bùn sẽ lắng xuống đáy bể, tăng nồng độ bùn.

Trường hợp 1: Nếu trong quá trình xử lý lượng bùn thải phát sinh ít, bùn ở bể lắng bùn sẽ được bơm ra sân khơi bùn để phơi khô và lưu chứa, sau đó định kỳ được vận chuyển mang đi xử lý theo quy định

Trường hợp 2: Trong quá trình xử lý lượng bùn phát sinh nhiều, bùn sẽ được đưa qua máy ép bùn để ép nước giảm thể tích, sau đó được đưa ra khu vực chứa bùn hoặc sân phơi bùn, sau đó được vận chuyển đi xử lý theo quy định.

Giải pháp Khí

Với hệ làm thoáng, khí được cấp từ các máy thổi khí, sau đó được cấp qua hệ thống đĩa phân phối khí tinh dưới đáy bể làm thoáng. Lượng khí sục từ đáy bể sẽ tác dụng với nước từ dàn phun trên mặt bể nhằm mục đích xử lý kim loại nặng trong nước.

Với quá trình làm sạch nước sau xử lý, hệ thống sục khí clo được cấp và đảo trộn trong đường ống dẫn nước về bể khử trùng nhằm loại bỏ các loại vi sinh vật và vi khuẩn có hại có trong thành phần nước.

Bên cạnh đó, nhà máy còn có hệ thống quan trắc và hệ thống cấp hóa chất cho các giai đoạn xử lý như quá trình kiềm hóa, điều chỉnh pH, phản ứng keo tụ tạo bông, khử trùng, ép bùn.

Trạm quan trắc được bố trí tại nhiều công đoạn xử lý:

-Tại khu vực trạm bơm hồ sơ lắng có thiết bị quan trắc các chỉ tiêu pH, TSS, NH4.

-Tại cuối bể làm thoáng có lắp thiết bị đo chỉ tiêu pH.

-Tại cuối bể chứa nước sạch có lắp thiết bị quan trắc các chỉ tiêu Clo, pH, TDS, NH+4.

Phối cảnh Nhà máy xử lý nước cấp KCN VSIP Bắc Ninh II, công suất 9.500 m3/ngày đêm

Hiện Ecoba ENT đã thực hiện công trình xử lý nước cấp cho nhiều khu công nghiệp, có thể kể đến như KCN Yên Mỹ II, tổng công suất 24.000 m3/ngày đêm; KCN Nam Sơn – Hạp Lĩnh, tổng công suất 19.000 m3/ngày đêm; KCN Quang Châu, công suất 12.000 m3/ngày đêm và gần đây nhất là Nhà máy xử lý nước cấp KCN VSIP Bắc Ninh II, công suất 9.500 m3/ngày đêm.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về hệ thống xử lý nước cấp hoặc tư vấn về môi trường, xin vui lòng liên hệ Công ty TNHH Ecoba Công nghệ Môi trường (Ecoba ENT) qua số hotline: 0901 68 7788 | 08 8899 0789 | 0928 469 777. 



Tin tức khác