Công nghệ xử lý nước cấp cho công nghiệp

Công nghệ xử lý nước cấp cho công nghiệp

17/05/2024 15:41

Hầu hết các nguồn nước thiên nhiên đều không đáp ứng được yêu cầu về mặt chất lượng cho các đối tượng dùng nước. Chính vì vậy, trước khi đưa nước vào sử dụng, tuỳ vào mục đích cần phải tiến hành xử lý nước đạt tiêu chuẩn nhất định. Hãy cùng tìm hiểu về công nghệ xử lý nước cấp cho công nghiệp do Ecoba ENT thực hiện dưới đây. 

Nước cấp là gì? Phân loại nước cấp

Nước trong thiên nhiên được dùng làm các nguồn nước cung cấp cho ăn uống sinh hoạt và công nghiệp có chất lượng rất khác nhau. Đối với các nguồn nước mặt, thường có độ đục, độ màu và hàm lượng vi trùng cao. Đối với các nguồn nước ngầm, hàm lượng sắt và mangan thường vượt quá giới hạn cho phép.

Để cung cấp nước sạch, có thể khai thác các nguồn nước thiên nhiên (thường được gọi là nước thô) từ nước mặt, nước ngầm, nước biển.

Theo tính chất của nước có thể phân ra: nước ngọt, nước mặn, nước lợ, nước chua phèn, nước khoáng và nước mưa.

Nước cấp được khai thác từ nước mặt, nước ngầm, nước biển, nước mưa… (Nguồn ảnh: Internet)

– Nước mặt: bao gồm các nguồn nước trong các ao, đầm, hồ chưa, sông suối. Do kết hợp từ các dòng chảy trên bền mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí nên các đặt trưng của nước mặt là:

  • Chứa khí hoà tan đặc biệt là oxy.
  • Chứa nhiều chất rắn lơ lẳng, riêng trường hợp nước chứa trong các ao đầm, hồ do xảy ra quá trình lắng cặn nên chất rắn lơ lửng còn lại trong nước có nồng độ tương đối thấp.
  • Có hàm lượng chất hữu cơ cao.
  • Có sự hiện diện của nhiều loại tảo.
  • Chứa nhiều vi sinh vật.

– Nước ngầm: được khi thác từ các tầng chứa nước dưới đất, chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào thành phần khoáng hoá và cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua. Do vậy nước chảy qua các địa tầng chứa cát và granit thường có tính axit và chứa ít chất khoáng. Khi nước ngầm chảy qua địa tầng chứa đá vôi thì nước thường có độ cứng và độ kiềm hydrocacbonat khá cao. Ngoài ra đặc trưng của nước ngầm là:

  • Độ đục thấp.
  • Nhiệt độ và thành phần hoá học tương đối ổn định.
  • Không có oxy nhưng có thể chứa nhiều khí như: CO2, H2S…
  • Chứa nhiều khoáng chất hoà tan chủ yếu là sắt, mangan, canxi, magie, flo.
  • Không có hiện diện của vi sinh vật.

– Nước biển: Nước biển thường có độ mặn rất cao (độ mặn ở Thái Bình Dương là 32 – 35f/l). Hàm lượng muối trong nước biển thay đổi theo vị trí địa lý như: cửa sông, gần hay xa bờ, ngoài ra trong nước biển thường có nhiều chất lơ lửng, càng gần bờ nồng độ càng tăng, chủ yếu là phiêu sinh động thực vật.

– Nước lợ: Ở cửa sông và các vùng ven bờ biển, nơi gặp nhau của các dòng nước ngọt chảy từ sông ra, các dòng thấm từ đất liền chảy ra hoà trộn với nước biển. Do ảnh hưởng của thuỷ triều, mực nước tại chỗ gặp nhau lúc ở mức cao, lúc ở mức thấp và do sự hoà trộn giữa nước ngọt và nước biển làm cho độ muỗi và hàm lượng huyền phù trong nước ở khu vực này luôn thay đổi và có trị số cao hơn tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt và thấp hơn nhiều so với nước biển thường được gọi là nước lợ.

– Nước khoáng: Khai thác từ tầng sau dưới đất hay là từ các suối do phun trào từ lòng đất ra, nước có chứa một vài nguyên tố ở nồng độ cao hơn nồng độ cho phép đối với nước uống và đặc biệt có tác dụng chữa bệnh. Nước khoáng sau khi qua khâu xử lý thông thường như làm trong, loại bỏ hoặc nạp lại khí CO2 nguyên chất được đóng vào chai để cấp cho người dùng.

– Nước chua phèn: Những nơi gần biển, ví dụ như đồng bằng sông Cửu Long ở nước ta thường có nước chua phèn. Nước bị nhiễm phèn là do tiếp xúc với đất phèn, loại đất này giàu nguyên tố lưu huỳnh ở dạng sunfua hay ở dạng sunfat và một vài nguyên tố kim loại như nhôm, sắt. Đất phèn được hình thành do quá trình kiến tạo địa chất. Trước đât ở những vùng này bị ngập nước và có nhiều loại thực vật, động vật tầng đáy phát triển. Do quá trình bồi tụ, thảm thực vật và lớp sinh vật đáy bị vùi lấp và bị phân huỷ yếm khí, tạo ra các axit mùn hữu cơ làm cho nước có vị chua, đồng thời có chứa nhiều nguyên tố kim loại có hàm lượng cao như nhôm, sắt và ion sunfat.

– Nước mưa: Nước mua có thể xem như nước cất tự nhiên nhưng không hoàn toàn tinh khiết bởi vì nước mưa có thể bị ô nhiễm bởi bụi, khí và thậm chí cả vi khuẩn có trong không khí. Khi rơi xuống, nước mưa tiếp tục bị ô nhiễm do tiếp xúc với các vật thể khác nhau. Hơi nước gặp không khí chứa nhiều khí oxyt nito hay oxyt lưu huỳnh sẽ tạo nên các trận mưa axit.

Tuỳ từng loại nước sẽ có tính chất khác nhau (nguồn ảnh: Internet)

Chất lượng nước cấp cho sản xuất công nghiệp

Đầu tiên, chất lượng nước phải đáp ứng yêu cầu do tiêu chuẩn Nhà nước quy định:

  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt: QCVN 08-MT:2015/BTNMT
  • Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt (bao gồm ăn uống, sinh hoạt): QCVN 01-1:2018/BYT

Chất lượng nước cấp cho sản xuất đòi hỏi rất khác nhau, tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng của mỗi ngành công nghiệp, có thể chia ra các loại như sau:

Nước cấp cho ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dệt, giấy, phim ảnh…: yêu cầu chất lượng đạt như nước ăn uống sinh hoạt.

Nước làm lạnh (làm lạnh các thiết bị, máy móc, làm lạnh các sản phẩm rắn, lỏng, khí…): yêu cầu hàm lượng cặn và độ cứng tạm thời nhỏ và nhiệt độ càng thấp càng tốt.

Nước cấp cho nồi hơi: yêu cầu chất lượng cao, nước không được có cặn, độ cứng toàn phần phải rất nhỏ. Ngoài ra phải hạn chế tới mức thấp nhất sự có mặt của các hợp chất axit allic.

Tuỳ thuộc vào mục đích sản xuất cũng yêu cầu chất lượng nước cấp khác nhau (Nguồn ảnh: Nhà máy xử lý nước cấp KCN Yên Mỹ II)

Các biện pháp xử lý nước cấp

Trong quá trình xử lý nước cấp, cần phải áp dụng các biện pháp xử lý sau:

– Biện pháp cơ học: dùng các công trình và thiết bị làm sạch nước như: song chắn rác, lưới chắn rác, bể lắng, bể lọc. 

– Biện pháp hoá học: dùng các hoá chất cho vào nước để xử lý nước như: dùng phèn làm chất keo tụ, dùng vôi để kiềm hoá nước, cho clo vào nước để khử trùng.

– Biện pháp lí học: dùng các tia vật lý để khử trùng nước như tia tử ngoại, sóng siêu âm. Điện phân nước biển để khử muối. Khử khí CO2 hoà tan trong nước bằng phương pháp làm thoáng.

Trong 3 biện pháp xử lý nước nêu ra trên đây thì biện pháp cơ học là biện pháp xử lý nước cơ bản nhất. Có thể dùng biện pháp cơ học để xử lý nước một cách độc lập hoặc kết hợp với biện pháp hoá học và lý học để rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả xử lý nước. Trong thực tế, để đạt được mục đích xử lý một nguồn nước nào đấy một cách kinh tế và hiệu quả nhất phải thực hiện quá trình xử lý bằng sự kết hợp của nhiều phương pháp.

Thực ra cách phân chia các biện pháp xử lý như trên chỉ là tương đối, nhiều khi bản thân biện pháp xử lý này lại mang cả tính chất của biện pháp khác.

Nhà máy xử lý nước cấp KCN Nam Sơn – Hạp Lĩnh, tổng công suất 19.000 m3/ngày đêm do Ecoba ENT thực hiện

Một số sơ đồ công nghệ xử lý nước cấp cho công nghiệp

Quá trình xử lý nước trải qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn được thực hiện trong các công trình đơn vị khác nhau. Tập hợp các công trình đơn vị theo trình tự từ đầu đến cuối gọi là dây chuyền công nghệ xử lý nước. Căn cứ vào các chỉ tiêu phân tích của nước nguồn, yêu cầu chất lượng nước sử dụng có thể xây dựng được các sơ đồ công nghệ xử lý khác nhau và được phân loại như sau:

1. Theo mức độ xử lý chia ra: xử lý triệt để và không triệt để

– Xử lý triệt để: chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn ăn uống sinh hoạt hoặc đạt yêu cầu nước cấp cho công nghiệp đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn nước sinh hoạt (ví dụ: nước cấp cho nồi hơi áp lực cao)

– Xử lý không triệt để: yêu cầu chất lượng nước sau xử lý thấp hơn nước ăn uống sinh hoạt. Sơ đồ công nghệ này chủ yếu dùng trong một số ngành công nghiệp như: làm nguội, rửa sản phẩm…

2. Theo biện pháp xử lý chia ra: sơ đồ công nghệ có keo tụ và không có keo tụ

– Sơ đồ không dùng chất keo tụ: áp dụng cho trạm xử lý có công suất nhỏ, quản lý thủ công hoặc xử lý sơ bộ.

– Sơ đồ có dùng chất keo tụ: dùng cho trạm xử lý có công suất bất kỳ, hiệu quả xử lý đạt được cao hơn để cả đối với nguồn nước có độ đục và độ màu cao.

Quá trình keo tụ – tạo bông 

3. Theo số quá trình hoặc số bậc quá trình xử lý chia ra:

– Một hoặc nhiều quá trình: lắng hay lọc độc lập hoặc lắng lọc kết hợp (gồm hai quá trình).

– Một hay nhiều bậc quá trình: lắng, lọc sơ bộ rồi lọc trong (gồm 2 bậc lọc).

4. Theo đặc điểm chuyển động của dòng nước chia ra: tự chảy hay có áp

– Sơ đồ tự chảy: nước từ công trình xử lý này tự chảy sang công trình xử lý tiếp theo. Sơ đồ này dùng phổ biến và áp dụng cho các trạm xử lý có công suất bất kỳ.

– Sơ đồ có áp: nước chuyển động trong các công trình kín (sơ đồ có bể lọc áp lực) thường dùng trong trạm xử lý có công suất nhỏ hoặc hệ thống tạm thời.

Dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp cho công nghiệp

Đối với dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp cho công nghiệp, tuỳ theo yêu cầu của từng ngành sản xuất mà có thể giảm bớt một số công trình đơn vị trong dây chuyền công nghệ xử lý nước ăn uống (nước làm nguội, nước rửa sản phẩm…) hay có thể bổ sung thêm một số công trình để khử thêm một số chất không có lợi cho ngành sản xuất đó (nước cấp cho nồi hơi có áp lực cao).

Dưới đây là sơ đồ công nghệ xử lý nước cấp cho công nghiệp mà Ecoba ENT thực hiện tại Nhà máy xử lý nước cấp KCN VSIP Bắc Ninh II:

Sơ đồ công nghệ được áp dụng tại Nhà máy xử lý nước cấp KCN VSIP Bắc Ninh II

Sơ đồ xử lý nước cấp cho công nghiệp bao gồm các quy trình

  • Xử lý sơ bộ: Lắng cặn, tách rác tại hồ sơ lắng và song chắn rác.
  • Xử lý hóa lý: Làm thoáng, phản ứng keo tụ tạo bông, lắng, lọc, hấp phụ than hoạt tính, clo hóa.
  • Khử trùng: Khử trùng nước đầu ra bằng khí clo.
  • Xử lý bùn: Bể chứa bùn, máy ép bùn, sân phơi bùn.

Xem thêm: Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước cấp 

Ecoba ENT được biết đến là nhà thầu chuyên nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chuyên cung cấp các giải pháp xử lý nước thông minh (nước cấp, nước thải và nước tái sử dụng) với dịch vụ trọn gói từ tư vấn, thiết kế đến thi công, vận hành và bảo trì.

Các công trình xử lý nước cấp mà Ecoba ENT thực hiện cho các KCN tiêu biểu có thể kể đến như: KCN Yên Mỹ II, tổng công suất 24.000 m3/ngày đêm; KCN Nam Sơn – Hạp Lĩnh, tổng công suất 19.000 m3/ngày đêm; KCN Quang Châu, công suất 12.000 m3/ngày đêm và gần đây nhất là Nhà máy xử lý nước cấp KCN VSIP Bắc Ninh II, công suất 9.500 m3/ngày đêm.

Xem thêm: Video giới thiệu Nhà máy xử lý nước cấp KCN VSIP Bắc Ninh II

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về hệ thống xử lý nước cấp hoặc tư vấn về môi trường, xin vui lòng liên hệ Công ty TNHH Ecoba Công nghệ Môi trường (Ecoba ENT) qua số hotline: 0901 68 7788 | 08 8899 0789 | 08 9966 0789 hoặc hotline miền Trung & miền Nam: 08 9977 0789.



Tin tức khác